Quy trình phòng chống mối theo TCVN 7958

0
Trước khi thi công phòng chống mối cho công trình, các bên chủ đầu tư xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu thi công phòng chống mối cần có văn bản phối hợp về tiến độ để phát huy hiệu quả và để công việc không chồng chéo lên nhau. Theo TCVN 7958 phòng chống mỗi cho công trình xây dựng bao gồm các bước sau:


1. Hàng rào ngầm phòng mối bên ngoài
Tạo hỗn hợp thuốc với đất làm thành mảng chướng ngại vật thẳng đứng bao quanh liên tục theo chân tường móng phía ngoài công trình nhằm ngăn ngừa mối từ các vùng lân cận xâm nhập vào công trình.
Biện pháp xử lý:
- Với thuốc dạng lỏng: Ở độ cao mặt sân tiếp giáp với phần ngoài công trình đào một lớp đất sâu từ 5 cm đến 10 cm rộng 50 cm, sau đó tạo lỗ đường kính từ 1 cm đến 2 cm sâu từ 30 cm đến 40 cm, số lượng từ 15 lỗ đến 20 lỗ trên 1 m2 của rãnh, hàng lỗ thứ nhất cách chân tường móng 5 cm (nếu là đất cát, đất xốp, thuốc có thể tự thấm xuống không phải tạo lỗ), đổ dung dịch thuốc đều trên bề mặt hào và các lỗ rồi lấp đất, sau cùng tưới hoặc phun lên trên mặt hàng rào một lớp dung dịch thuốc. Định mức thuốc sử dụng: từ 5 đến 6 lít dung dịch /m hàng rào.
- Với thuốc dạng bột: Đào hào bao quanh phía ngoài sát mặt tường móng công trình. Hào rộng 50 cm, sâu từ 60 cm đến 80 cm, đất đào lên được trộn đều với thuốc bột rồi lấp đất lại. Ở nơi đất lẫn đá, gạch vỡ được phép rải thuốc theo từng lớp cách nhau từ 5 cm đến 7 cm. Định mức thuốc sử dụng: Từ 4,8 kg đến 6 kg/m hàng rào.
2. Hàng rào ngầm phòng mối bên trong:
Tạo hỗn hợp thuốc với đất lập thành mảng chướng ngại vật theo phương thẳng đứng bao quanh liên tục theo tường móng phía trong công trình, nhằm bổ sung, ngăn ngừa mối từ dưới đất lên công trình.
Biện pháp xử lý
- Với thuốc dạng lỏng: đào rãnh sát chân tường rộng 30 cm sâu 10 cm, tạo lỗ sâu từ 15 cm đến 25 cm, số lượng lỗ từ 15 lỗ đến 20 lỗ trên 1 m2 của rãnh, hàng lỗ thứ nhất cách chân tường móng 5 cm (nếu là đất cát, đất xốp thuốc có thể tự thấm xuống, không phải tạo lỗ), sau đó đổ dung dịch thuốc xuống mặt rãnh và lỗ rồi lấp lại. Định mức thuốc sử dụng: từ 2 đến 5 lít dung dịch /m hàng rào.
- Với thuốc dạng bột: Đào rãnh sát chân tường rộng 30 cm sâu từ 30 cm đến 40 cm kể từ mặt lớp đất hoàn thiện, đất đào lên được trộn đều với thuốc bột sau đó lấp lại. Ở nơi đất lẫn đá, gạch vỡ được phép rải thuốc theo từng lớp cách nhau từ 5 cm đến 7 cm. Định mức thuốc sử dụng: Từ 2 kg đến 2,2 kg/m hàng rào.
3. Xử lý mặt nền
Dùng thuốc phòng chống mối tạo thành lớp chướng ngại vật theo phương nằm ngang trên mặt đất nền nhằm ngăn ngừa mối từ dưới đất chui lên hoặc chui xuống trú ngụ, làm tổ.
Biện pháp xử lý:
- Với thuốc dạng lỏng: Tưới hoặc phun dung dịch thuốc đều trên mặt nền đất trước khi đổ vữa bê tông. Định mức thuốc sử dụng: Từ 2 lít dung dịch đến 5 lít dung dịch/m2 nền.
- Với thuốc dạng bột: Rải và san đều thuốc trên mặt nền đất trước khi đổ vữa bê tông. Định mức thuốc sử dụng: Từ 2 kg đến 3 kg/m2 nền.
CHÚ THÍCH:
Những nơi có đường ống (điện, nước...) xuyên qua mặt nền thì quanh cổ ống (chỗ tiếp giáp với mặt nền) phải được bổ sung thêm thuốc phòng chống mối, lượng dung dịch thuốc cho một cổ ống tối thiểu cũng phải bằng lượng dung dịch thuốc xử lý cho 1 m2 mặt nền.
4. Xử lý mặt trong và ngoài tường móng
Dùng thuốc phòng chống mối phun vào mặt trong và ngoài tường móng tạo thành màng kín, nhằm ngăn ngừa mối chui vào và đi lên công trình.
Biện pháp xử lý: chỉ dùng thuốc dạng lỏng. Dùng dung dịch thuốc phòng chống mối phun sương từ 2 đến 3 lần lên mặt tường móng, mỗi lần cách nhau từ 15 đến 20 min bằng bình phun áp lực. Mức thuốc dùng từ 2 lít dung dịch đến 5 lít dung dịch/m2 tường móng.
5. Xử lý chân tường trong, ngoài công trình và phần tường tiếp giáp với các khuôn cửa gỗ
Dùng dung dịch thuốc phòng chống mối phun vào mặt chân tường trước khi trát vữa trong, ngoài công trình và phần tường tiếp giáp với khuôn cửa gỗ, tạo thành màng kín, nhằm ngăn ngừa mối đi giữa lớp vữa và gạch lên công trình. Chiều cao xử lý chân tường là từ sàn đến bậu cửa sổ.
Đối với các công trình quan trọng như nhà bảo tàng, thư viện, các kho chứa vật liệu, tài liệu chứa xenlulô… phải dùng dung dịch thuốc phòng chống mối phun lên toàn bộ mặt tường phía trong của công trình.
Biện pháp xử lý: Chỉ dùng thuốc dạng lỏng. Dùng dung dịch thuốc phòng chống mối phun sương từ 2 lần đến 3 lần lên mặt chân tường, mặt phần tường tiếp giáp với khuôn cửa gỗ, mỗi lần cách nhau từ 15 min đến 20 min bằng bình phun áp lực.
Định mức thuốc sử dụng: Từ 2 lít dung dịch đến 5 lít dung dịch/m2 tường.
6. Xử lý các mặt tường trong của tầng hầm
Biện pháp xử lý: Dùng dung dịch thuốc phòng chống mối phun lên các mặt tường trong và tường ngăn tạo thành màng kín trước khi trát vữa nhằm ngăn ngừa mối đi lại và trú ngụ ờ phía trong tường hầm.
Định mức thuốc sử dụng: Từ 2 lít dung dịch đến 5 lít dung dịch/m2 tường.
7. Xử lý sàn tầng hàm và sàn tầng trệt
Dùng dung dịch thuốc phòng chống mối phun lên mặt sàn trước khi láng bề mặt hoặc lát gạch nhằm ngăn ngừa mối đi lại hoặc trú ngụ trong sàn tầng hầm và tầng trệt.
Nếu công trình có nhiều tầng hầm thì tất cả các mặt sàn này đều phải xử lý.
Biện pháp xử lý: Chỉ dùng thuốc dạng lỏng tưới hoặc phun đều từ 2 lần đến 3 lần.
Định mức thuốc sử dụng: Từ 2 lít dung dịch đến 5 lít dung dịch/m2 sàn.
8.Bảo quản các kết cấu gỗ và vật liệu chứa xenlulô
Ngâm tẩm hoặc phun, quét thuốc phòng chống mối hoặc thuốc bảo quản lâm sản lên tất cả các bề mặt của kết cấu gỗ và vật liệu chứa xenlulô nhằm ngăn ngừa, tiêu diệt mối, mọt, nấm, mốc phá hoại kết cấu và vật liệu nói trên.
Định mức thuốc sử dụng: Từ 0,35 lít dung dịch đến 0,5 lít dung dịch/m2 mặt gỗ.

Khám phá về loài mối

0
Trong hệ thống phân loại mối là côn trùng nguyên thủy thuộc bộ cánh bằng (Isoptera), một thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera), niên đại tồn tại của mối có đến 200 triệu năm (kiến khoảng 70 triệu năm). Phương thức sinh sống của mối, ong, kiến rất giống nhau đều sống thành quần thể gọi là côn trùng xã hội.

Sử dụng thuốc diệt mối an toàn

0
Người sử dụng thuốc diệt và phòng mối phải được qua lớp huấn luyện an toàn lao động. Trong khi làm việc người sử dụng thuốc diệt và phòng mối phải trang bị bảo hộ lao động (quần áo, kính, mũ, găng tay, khẩu trang, ủng, mặt nạ..) để tránh hít phải thuốc; tránh tiếp xúc với da, mồm, mắt và mũi; không hút thuốc, ăn, uống.

Quyết định công bố tiêu chuẩn phòng chống mối TCVN 7958

0
Quyết định số 2934/QĐ-BKHCN ngày 30/12/2008 của Bộ Khoa học công nghệ công bố 27 Tiêu chuẩn quốc gia, trong đó có tiêu chuẩn 7958 - Bảo vệ công trình xây dựng - Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2934/QĐ-BKHCN
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2008
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,


Điều 1. Công bố 27 Tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
1.
TCVN 7949-1 : 2008
Vật liệu chịu lửa cách nhiệt định hình - Phương pháp thử - Phần 1: Xác định độ bền nén ở nhiệt độ thường
2.
TCVN 7949-2 : 2008
Vật liệu chịu lửa cách nhiệt định hình - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định khối lượng thể tích và độ xốp thực
3.
TCVN 7950 : 2008
Vật liệu cách nhiệt - Vật liệu canxi silicat
4.
TCVN 7948 : 2008
Vật liệu chịu lửa manhedi-cacbon - Phương pháp xác định hàm lượng cacbon tổng
5.
TCVN 6530-13 : 2008
Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 13: Xác định độ bền ôxy hóa của vật liệu chịu lửa chứa cacbon
6.
TCVN 7947 : 2008
Xi măng alumin - Phương pháp phân tích hóa học
7.
TCVN 141 : 2008
Xi măng poóc lăng - Phương pháp phân tích hóa học
8.
TCVN 7954 : 2008
Ván sàn - Thuật ngữ, định nghĩa và phân loại
9.
TCVN 7960 : 2008
Ván sàn gỗ - Yêu cầu kỹ thuật
10.
TCVN 7961 : 2008
Ván sàn gỗ - Phương pháp thử
11.
TCVN 7955 : 2008
Lắp đặt ván sàn - Quy phạm thi công và nghiệm thu
12.
TCVN 7951 : 2008
Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Yêu cầu kỹ thuật
13
TCVN 7952-1 : 2008
Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 1: Xác định độ nhớt
14.
TCVN 7952-2 : 2008
Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định độ chảy sệ
15.
TCVN 7952-3 : 2008
Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 3: Xác định độ thời gian tạo gel
16.
TCVN 7952-4 : 2008
Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định cường độ dính kết
17.
TCVN 7952-5 : 2008
Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định độ hấp thụ nước
18.
TCVN 7952-6 : 2008
Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định nhiệt độ biến dạng dưới tải trọng uốn
19.
TCVN 7952-7 : 2008
Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 7: Xác định khả năng thích ứng nhiệt
20.
TCVN 7952-8 : 2008
Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 8: Xác định hệ số co ngót sau khi đóng rắn
21.
TCVN 7952-9 : 2008
Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 9: Xác định cường độ chịu nén và mô đun đàn hồi khi nén ở điểm chảy
22.
TCVN 7952-10 : 2008
Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 10: Xác định độ chịu kéo và độ giãn dài khi đứt
23.
TCVN 7952-11 : 2008
Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 11: Xác định cường độ liên kết
24.
TCVN 7953 : 2008
Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Quy phạm thi công và nghiệm thu
25.
TCVN 7956 : 2008
Nghĩa trang đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
26.
TCVN 7957 : 2008
Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế
27.
TCVN 7958 : 2008
Bảo vệ công trình xây dựng - Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Nơi nhận:- Lãnh đạo Bộ KHCN;
- Vụ PC;
- Lưu: VT, TĐC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Quốc Thắng

Quyết định công bố tiêu chuẩn diệt mối TCVN 8268

0
Quyết định số 3099/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2009 của Bộ Khoa học và công nghệ về việc công bố 37 Tiêu chuẩn quốc gia, trong đó có tiêu chuẩn 8268 - Bảo vệ công trình xây dựng - Diệt và phòng chống mối công trình xây dựng đang sử dụng

Quyết định ban hành TCXD 204

0
Quyết định số 06/1998/QĐ-BXD ngày 06/01/1998 của Bộ xây dựng về việc ban hành tiêu chuẩn ngành xây dựng trong đó có tiêu chuẩn 204 - Bảo vệ công trình xây dựng - Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới

Mối là loài côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng

0
Mối là loài côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng. Mục tiêu xâm nhập của mối là gỗ và các sản phẩm có nguồn gốc từCenllulose (gỗ, giấy, vải, thảm…) những vật liệu này thường có nhiều ở các công trình xây dựng do đó việc xâm nhập vào công trình là điều tất yếu. Khi công trình bị mối xâm nhập thì không chỉ các vật liệu gỗ, giấy tờ tài liệu trong các công trình bị huỷ hoại mà ngay cả kiến trúc công trình cũng bị xuống cấp do việc làm tổ và đi tìm thức ăn của mối.

Các loài mối phá hoại công trình xây dựng

0
Nếu căn cứ vào thức ăn, phương thức lấy thức ăn, nơi ở của mối…thì có thể chia mối phá hoại công trình xây dựng ra làm ba nhóm: Mối gỗ ẩm, Mối gỗ khô và Mối đất