Các loài mối phá hoại công trình xây dựng

0
Nếu căn cứ vào thức ăn, phương thức lấy thức ăn, nơi ở của mối…thì có thể chia mối phá hoại công trình xây dựng ra làm ba nhóm: Mối gỗ ẩm, Mối gỗ khô và Mối đất


loai-moi
1. Mối gỗ ẩm (còn gọi là mối nhà)
Đại diện cho nhóm này là giống mối Coptotermes thuộc họ Rhinotermitidae. Tổ mối các loài này thường có đặc điểm như sau:
- Ở dưới mặt đất, có khi ở trong các tấm panen,
- Tổ mối có liên hệ với nguồn nước và đất,
- Không có vường nấm,
- Mối tiêu hóa gỗ trực tiếp với sự hỗ trợ của vi sinh vật trong ruột mối.
Để phát hiện giống mối này, nhờ những đường mui của chúng đắp trên tường hoặc đất được đùn ra từ kẽ nứt, khuyết tật của gỗ, quan sát thấy đường mui màu thẫm, ẩm thường có mối bên trong đi lại, nếu đường mối khô, hoặc bong ra thì ít khi phát hiện có mối bên trong. Cũng có thể dùng búa hoặc tuốc-nô-vít gõ vào gỗ phát ra tiếng kêu bục bục sẽ dự đoán có mối bên trong.
2. Mối gỗ khô
Trong nhóm này điển hình là giống mối gỗ khô (Crytotermes) thuộc họ Kalotermitidae hại gỗ nghiêm trọng. Đặc điểm của loài mối này:
- Làm tổ trong gỗ đã khô và lấy thức ăn trong tổ mà nó sống,
- Tổ mối không có đường mui, không có liên hệ với nguồn nước và đất,
- Trong tổ mối không có vườn nấm
- Tiêu hóa gỗ trực tiếp nhờ vi sinh vật trong ruột mối.
- Lỗ vũ hóa là những lỗ tròn đơn giản, bình thường bị bịt kín, khi vũ hóa hoặc lúc tống phân ra ngoài, mối gậm vứt bỏ chất bịt kín ấy đi.
Dựa vào phân mối thải ra của giống mối này mà chúng ta phát hiện ra mối gỗ khô, phân của giống mối này chất lại thành đống như đống cát, từ đỉnh đống cát này chiếu thẳng đứng lên trên có cấu kiện gỗ ta sẽ phát hiện ra tổ mối gỗ khô, phân mối là những viên hình tròn, rời nhau như hạt kê, rất dễ phát hiện.
3. Mối đất
Đại diện của phân nhóm này là các giống Odontotermes, Macrotermes, Microtermes thuộc họ Termitidae. Các loài trong phân nhóm này thường ăn các loại gỗ đã mục một phần và loại nấm có ở vườn nấm trong tổ mối, đường mui to có khi liên kết với nhau thành mảng lớn, tổ mối có nắp phòng đợi bay, tổ mối của nhóm này có khi nằm chìm sâu trong đất nên rất khó phát hiện, nhưng cũng có khi nổi lên trên mặt đất hoặc có khi nửa nổi nửa chìm rất dễ phát hiện, trong khi khảo sát chúng ta cần chú ý như sau;
Nếu tổ mối có nắp phòng đợi bay thì tìm và đánh dấu nơi xuất hiện nắp phòng đợi bay, khi cần đào tổ mối này thì từ nắp phòng đợi bay mà đào để tìm đến tổ chính. Chú ý là nắp phòng đợi bay thường xuất hiện vào tháng 2 đến tháng 6, có khi sớm hơn, có khi muộn hơn tùy theo loài và khí hậu từng nơi, cần phải đánh dấu vì sau cơn mưa nắp phòng đợi bay có thể mất đi.
Khi đã phát hiện được tổ mối thì đào hoặc khoan lỗ, rồi bơm thuốc phòng chống mối hoặc xông hơi để diệt đàn mối.